Mẹ cần biết những tác hại khi cho trẻ ăn sữa bột sống để có thể tránh và ngừng ngay việc cho trẻ ăn sữa bột sống. Muốn biết tác hại như thế nào mẹ hãy xem ngay ở bài viết dưới đây.
Rất nhiều trẻ nhỏ có sở thích ăn sữa sống không pha với nước , nhiều người do chiều theo ý con trẻ nên vẫn cho trẻ ăn sữa sống theo sở thích. Tuy nhiên mẹ có biết khi cho trẻ sử dụng sữa bột sống có rất nhiều tác hại. Muốn biết mẹ hãy cùng websosanh.vn tìm hiểu nhé!
Tác hại của việc cho trẻ ăn sữa bột sống không pha nước ?
Cha mẹ thường cho rằng, trẻ ăn sữa bột sống cũng không hại gì. Thậm chí một số bé không muốn uống sữa công thức pha mà thích ăn sống lại được bố mẹ ủng hộ vì cho rằng không hại gì . Một số người biết là không tốt nhưng do chiều theo ý con nên vẫn để bé ăn theo cách đó. Bạn có biết khi ăn sữa sống không pha nước sẽ rất khó tiêu hóa, nhất là khi hệ tiêu hóa của trẻ còn quá non nớt việc ăn sữa sống nhiều với thời gian dài có thể khiến niêm mạc ruột của trẻ bị tổn thương, gây viêm ruột và có thể dẫn đến hoại tử ruột.
Bên cạnh đó, thận của trẻ ở những năm tháng đầu đời còn rất yếu, việc sử dụng sữa sống khiến cơ thể bị mất nước, và thận của trẻ phải làm việc nhiều hơn. Lâu dần, sẽ dẫn đến tình trạng suy thận.
Nên làm gì khi trẻ đòi ăn sữa bột sống
Trẻ nhỏ thường có xu hướng thích bắt chước người khác và làm theo, vì vậy cha mẹ tuyệt đối không nên ăn sữa sống , hay cho bé nhìn thấy ai đó làm việc này, cũng không nên cho bé thử tránh bé làm theo. Ngoài ra một số mẹ do biết con thích ăn sữa sống nên đã dùng để dụ con uống hết phần sữa công thức đã pha. Nếu mẹ nào đang làm theo cách này thì cũng nên dừng lại nhé.
Nếu lỡ bé có sở thích đó rồi mẹ nên cất sữa bột công thức ở vị trí trẻ không tìm thấy và thường xuyên nói chuyện với bé về việc ăn sữa sống sẽ khiến bé bị đau bụng, không lớn được… một thời gian bé sẽ không đòi nữa.
Cách pha sữa bột công thức đơn giản mà chuẩn nhất
- Bước 1: Đun sôi 500ml nước rồi để nguội trong khoảng thời gian không quá 30 phút. Nước cần phải đủ nóng để diệt vi khuẩn nhưng không được quá nóng. Nhiệt độ nước pha sữa thích hợp là khoảng 40 – 50 độ C.
Lưu ý: Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nước pha sữa cần phải được đun nóng đến ít nhất là 70 độ C sau đó để nguội, để thanh trùng, diệt vi khuẩn trong cả nước và cả sữa công thức. Tuyệt đối không nên pha nước nóng và nước lạnh để thu được ấm pha sữa cho con.
- Bước 2: Đọc hướng dẫn về liều lượng pha trên hộp sữa để biết chính xác lượng nước và muỗng bột sữa cần pha.
- Bước 3: Đổ lượng nước cần thiết vào bình đã khử trùng. Mẹ nên đặt bình sữa trên bàn để có thể kiểm tra lượng nước đổ vào chính xác.
- Bước 4: Sử dụng muỗng kèm theo hộp sữa để lấy đúng lượng bột sữa được hướng dẫn. Không lấy quá ít hoặc quá nhiều số muỗng bột sữa cần pha. Nhẹ nhàng đổ muỗng bột vào bình sữa.
- Bước 5: Khuấy đều để sữa tan ra hết.
- Bước 6: Vặn nắp bình sữa
- Bước 7: Kiểm tra nhiệt độ bằng cách đổ một ít sữa lên cổ tay. Nếu sữa chỉ ấm chứ không nóng thì có thể cho bé uống. Nếu sữa còn nóng có thể làm mát bình sữa dưới vòi nước lạnh.